Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Posted by jinson on 19:40 No comments

Sấp Ngửa
, tác phẩm mới nhất của Trần Yên Hòa ra mắt tháng 5 năm nay (2016), sau khi vừa tái bản truyện dài Mẫu Hệ, như là một kết hợp vừa tân truyện vừa vẽ lại chân dung một số bạn văn đa phần người cùng quê anh. Sách dày hơn 350 trang, khổ lớn, trình bày in ấn đẹp, trang nhã, phát hành song hành trên Amazon và các nhà sách địa phương, cùng qua địa chỉ của chính tác giả.
Vốn là một cây bút thành danh ở hải ngoại, đã ấn hành cả trên chục tác phẩm vừa thơ vừa văn, lại chủ biên một Website văn học văn nghệ nhiều người thăm viếng, Trần Yên Hòa không cần giới thiệu nhiều về mình, đại để quê quán, xuất thân, bề dày văn bút, tác phẩm đã in, mà tác giả đã cho Uyên Nguyên (trình bày & lay out) đưa luôn phần Lời Đầu nằm gọn trên bìa sau của sách, như lời trần tình dẫn dắt độc giả hiểu ngay ý nghĩă và chủ điểm về sự ra mắt tác phẩm của mình.
Nhưng đi sâu vào nội dung của ‘đôi dòng dẫn truyện’, ta mới thấy Trần Yên Hòa muốn đi thẳng vào chủ đích, khác hẳn các lần trước, anh muốn trình làng một lối viết mới, một thách thức mới khi muốn “đề cập một thực tế đáng buồn của con người, là Sấp Ngửa khôn lường” qua bối cảnh của xã hội đương thời, trong nước lẫn hải ngoại, mà anh đã khái quát, Con người càng lúc càng đông /Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.
Cũng qua cuốn sách, anh muốn theo chân những cây viết bậc thầy về thể loại xã hội hiện thực kiểu Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, xa hơn là Nguyễn Du, gần hơn là Nguyễn Thụy Long (như anh viện dẫn) nhằm giới thiệu với người đọc những Chí Phèo mới, những  Xuân tóc đen thời kỳ đồ đểu, những tên ăng-ten thời tù cải tạo, những xếp lớn bỏ lính bỏ dân thời di tản, những tướng tá hết thời còn ham hố bon chen, những thằng lừa thầy phản bạn, những kẻ đạo đức giả, những em neo... những chàng Việt kiều hồi hộp và muôn vàn nhân vật phản diện mà nước Việt ta … thời nào cũng có.
Tôi vốn biết Trần Yên Hòa từ khá lâu, anh sống rất có tình đặc biệt đối với bạn bè, đồng đội, đồng tù, với những người anh yêu, anh phục, chẳng vậy mà trong số Bạn văn anh phác thảo trong Tạp ghi Văn Nghệ (Phần 2) của sách, độc giả trong đó có tôi tuy không được quen và thân họ mức độ như anh, nhưng cũng luôn có lòng kính trọng như những đàn anh đáng quí trong làng văn hải ngoại.
Cũng con người và tác phẩm, tôi thích anh ở tính nói thẳng nói thật, vừa gốc lính vừa mang dòng máu của những cây bút Quảng Nam, lãng mạn trong văn chương, trong thơ nhưng cũng không ngần ngại nói, viết những điều huỵch toẹt mà các cây bút khác có phần nể nang e dè không dám viết. Chính vậy mà SẤP NGỬA sẽ có nhiều đụng chạm, vì những nhân vật của anh giống như ‘đồng tiền xu xưa, cũng có hai mặt sấp và ngửa’, vừa không khó nhận diện, lại xuất hiện nhãn tiền trong xã hội nơi quê nhà mà trong nhiều mẩu truyện xuất hiện trong sách này lại nằm ngay trên đất khách.
Tất nhiên truyện viết ra thường là hư cấu nhưng đôi khi nhân vật và tình huống nó thật hơn cả thật, nên anh cũng phải ‘vịn’ vào mấy dòng tôi viết (trong cuốn sách mới in của ĐXT) để thưa thốt với độc giả tránh ngộ nhận, suy diễn dù đơn giản cũng chỉ  là ‘câu thòng’ thường thấy trong những truyện dài truyện ngắn, ‘Tác giả hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu có sự trùng hợp về nhân vật, bối cảnh, thời điểm, và tình huống…’
Nay quay sang nội dung của sách, xem Tác giả Sấp Ngửa có theo nổi những tiền bối đi trước như anh kỳ vọng khi muốn thử nghiệm kiểu văn chương xã hội hiện thực qua văn phong và xây dựng nhân vật của mình. Trần Yên Hòa có nhiều lợi thế là anh viết được cả truyện dài, truyện ngắn và nhiều thể loại cùng với một trí nhớ khá sắc bén những chuyện của đời, của người, của riêng anh, cho nên cứ đọc qua ta sẽ thấy văn phong khá thoải mái, không hoa hòe hoa sói, không kén ý nặn chữ như trong thơ của anh, mà lại viết giống như anh đang kể, anh kể trung thực như người trong cuộc, hay xử dụng ngôi thứ nhất ‘TÔI’ trong nhiều nơi, nhiều chỗ, làm như câu chuyện của mình, không cường điệu, không che dấu, không ác ý, chẳng bêu rếu, có sao nói vậy kể cả những sự việc và đối thoại, độc thoại sống sượng nhất.
Ít nhất anh thành công ở điểm này, nhiều chỗ làm tôi nóng mặt đỏ mặt, phải ngừng lại và tự hỏi tại sao xã hội lại có chuyện này, con người bất nhẫn như vậy sao, cùng cảnh khổ, tù tội sao nỡ hại nhau, bồng bế nhau ra đến hải ngoại mà vẫn bon chen chụp mũ nhau không thương tiếc, rồi đạo đức ở đâu khi còn nạn cầm nhầm vợ người, vui trên thân xác phụ nữ nhẹ dạ cả tin, rồi liêm sỉ ở đâu khi còn ham hố để nhận thêm ‘sao’ trên cổ, chức danh trong chính phủ ma từ tay những Chí Phèo thời đại mới?
Thôi thì đủ chuyện, qua bức màn khói giả nhân giả nghĩa, xuất hiện đủ loại những con cù đánh lận con đen, tuy không lộ hình rõ nét như những Xuân tóc đỏ, Mã giám sinh, Chí Phèo, Lý Thông một thời trong văn chương hiện thực, nhưng về mưu mô thủ đoạn trong quan hệ xã hội, tính lừa lọc vô cảm trong đối xử tình người, nhiều nhân vật phản diện trong 15 mẩu truyện của Sấp Ngửa  đủ sức thuyết phục người đọc như những người thật việc thật đã được trải nghiệm và bị nhiễm độc từ một xã hội băng hoại của thời kỳ u ám trong nửa sau của thế kỷ trước.
Những khuôn mặt như Biển ‘hói’, tên ăng ten mạt hạng trong Chuyện nghe ở phòng tập thể dục, bọn hám danh sát phạt lẫn nhau trong Bạch hoá Thái thượng hoàng, ả lừa lọc tên Hằng trong Của tin, mối tình hờ giữa Đăng và Hân trong Em xưa, những mối tình lẻ của ông Việt kiều trong Thời thượng, lối sống giả giữa Nghi và Hường qua truyện Sống ảo, ký ức phũ phàng  của một H.O. phơi bày trong Ảo vọng …cùng nhiều câu chuyện khác mà đa phần lấy bối cảnh và nhân vật ít nhiều liên hệ đến ‘xã hội neo’ và giai thoại thường thấy trong sinh hoạt của những người lính cũ.
Là một nhà văn có thời làm báo, kể cả biên tập cho một tờ lá cải rất đông người đọc, Trần Yên Hòa va chạm nhiều, biết nhiều, chưa kể mối giao lưu rộng rãi với nhiều giới trong sinh hoạt hải ngoại, cùng đôi ba lần trở về quê cũ nhìn lại thực địa, nhớ lại người xưa tạo cho anh vốn sống khá phong phú, giúp anh đưa vào truyện những cảnh đời sấp ngửa khôn lường và những con người biến chất sản phẩm của một thời xã hội nhiễu nhương.  
Qua Phần hai của tác phẩm, tác giả dành hơn 1/3 số trang dưới hình thức Tạp Ghi Văn Nghệ để giới thiệu những khuôn mặt khá quen thuộc trong làng văn.
Quay sang những nhân vật có thật, tôi ghi nhận tác giả rất tế nhị khôn ngoan trong chỗ giao lưu khi biết ‘chọn bạn mà chơi/ chọn thầy mà kính’ trong giới văn bút, không hẳn do óc địa phương nhưng đa phần trong số họ, là những người ít nhiều gắn bó vì tình bà con quê quán, vì kết nghĩa văn bút, vì hỗ trợ tinh thần, không phải từ quê nhà mà càng đậm đà tình đồng hương trong những ngày mới định cư nơi đất tạm dung.
Ta sẽ thấy những khuôn mặt rất quen thuộc với độc giả hải ngoại, từ Trần Hoài Thư, nhà văn miệt mài với Thư Quán Bản Thảo, một thời là nhà giáo đất Tam Kỳ, Phan Xuân Sinh, tác giả Đứng Dưới Trời Đổ Nát, rồi Luân Hoán, một đời thơ với kỷ lục in thơ đến chóng mặt, một Hoàng Lộc có duyên chuyên trị thơ tình, một Trần Thế Phong, chỉ một tập thơ Em ngó giùm ta, những buổi chiều để lại trong tôi nhiều xao xuyến, trừ Đạm Thạch gốc miền Nam với những câu thơ Nam rặc, còn đều là những nhà thơ gốc Quảng một thời rũ nợ chiến tranh, một đời đam mê  chữ nghĩa, đặc biệt ba người được kể vai trên, vừa là đàn anh vừa bạn hiền, họ vừa làm thơ viết văn, vừa làm báo, nghiên cứu, trong đó có nhà thơ Thành Tôn, nhà báo Phạm Phú Minh (nhà văn Phạm Xuân Đài) nhà phê bình, biên khảo Trần Văn Nam, đều là những khuôn mặt văn bút rất được nể trọng tại Quận Cam. 
Trần Yên Hòa viết về họ với tâm tình của một người bạn, một người anh, một đồng hương đồng nghiệp, vừa nêu bật cá tính, tài hoa, vừa trích dẫn văn thơ, cùng những kỷ niệm đáng nhớ với từng khuôn mặt. Cho nên nếu nói TYH có cái duyên vẽ chân dung các Bạn văn qua Tạp ghi thì cũng chẳng có gì quá lời, vì anh phác thảo họ bằng ngòi bút trung thực, đượm tình từ chính con tim của mình. Cũng là một gợi ý nếu in riêng phần Tạp ghi với chân dung văn bút chắc sách cũng có nhiều độc giả muốn xem.
Cũng trong mục này tôi chú ý đến khuôn mặt không hẳn là ‘bạn văn’. Thầy Nguyễn Văn Xuân, nhà văn nhà biên khảo, nhà giáo người Đà Nẵng, mà nhiều độc giả thế hệ tôi đều biết tên. Ông đã sống trong cảnh nghèo nàn của một cao niên, cuối đời được Hội nhà văn đất Quảng in cho một cuốn sách mang tính biên khảo. Nhuận bút không trao, chỉ cho cụ hai mươi cuốn bảo đem bán lấy tiền thay cho nhuận bút. Sách khó bán, trừ vài cuốn trong đó tác giả Sấp Ngửa khi đến thăm thầy mua dùm.
Tiện đây cũng xin chúc mừng Nhà văn Trần Yên Hòa vừa có thêm tác phẩm mới và hân hạnh mời độc giả tìm đọc như đã từng đọc và yêu mến tác phẩm của anh. 
Đỗ Xuân Tê
Cali, tháng 6/2016
(Diễn đàn Thế kỷ)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

tin mới du lịch cô tô tin mới thiết bị camera cửa lưới chống muỗi cửa lưới chống muỗi tự cuốn thi công nội thất thiết kế nội thất loa đám cưới nhà nghỉ cô tô âm thanh hội trường báo online phiếu giảm giá gai goi ha noi gai goi sai gon gai goi cao cap gai goi cao cap ha noi gái gọi trần duy hưng gái gọi mỹ đình gái gọi kim liên chùa bộc danh sách gái gọi gái gọi cao cấp hà nội gái gọi sài gòn gái gọi hà nội gái gọi hà nội