Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Posted by jinson on 05:11 No comments
Con người ta sống trong xã hội này, khuyết điểm lớn nhất là không biết làm sao để biểu hiện sự tôn trọng của mình với người khác. Cho dù người ta lựa chọn cuộc sống thế nào, lý tưởng ra sao, chúng ta cũng đều thích lôi ra phán xét, bình phẩm, chỉ trích.

Hình minh họa
Tôi rất ấn tượng với một chia sẻ đầy mỉa mai của một độc giả nhân vụ BTV Tạ Bích Loan bị cộng đồng mạng xã hội "ném đá". Người đó nói rằng: "Cuộc sống ảo thật tuyệt vời. Thứ nhất người ta được viết (nói) mọi thứ mà không sợ ai xen vào, thứ hai được viết thoải mái, thứ ba được tỏ ra thông thái và nổi tiếng, và thứ tư là để lấp kín sự trống rỗng bên trong con người họ". Tôi trích dẫn nó ở đây không biết những người đang chửi rủa cá nhân Tạ Bích Loan và những người tham gia chương trình "60 phút mở" có cảm thấy giật mình không? Có nhận thấy mình là ai trong số bốn dạng tham gia mạng xã hội được liệt kê ở trên không?

Tôi tin là có, có quá đi ấy chứ. Nhưng họ không bao giờ dám "đấu tố" với bản thân mình, ngược lại họ cũng lao vào đám đông giận dữ để thể hiện mình cùng phía với họ, phê phán và lên án cái xấu cái sai của đối tượng đang bị chỉ trích.

"Chân lý thuộc về đám đông" - bao năm qua chúng ta cứ duy trì mãi cái lối tư duy theo lối mòn ấy mà không chịu nghĩ khác đi. Chúng ta lười tìm hiểu, chúng ta lười suy nghĩ, chúng ta lười vận động, chúng ta lười lắng nghe và chúng ta không muốn khác biệt! Chính vì thế cho nên chúng ta hùa theo số đông để thể hiện quan điểm của cá nhân mình. Điều đó dẫn đến vô số những sai lầm, chúng ta bị lôi kéo, chúng ta bị lợi dụng, chúng ta bị sa lầy và chúng ta bị dắt mũi. Bởi ai? Bởi những kẻ nói trên. Những kẻ muốn tỏ ra mình thông thái, những kẻ thích thể hiện, những kẻ muốn nổi tiếng và những kẻ trống rỗng trong tâm hồn.

Và chúng ta đang tiếp tay cho họ để vùi dập một cá nhân, mà cá nhân ấy thậm chí chúng ta không hề biết về họ chứ chưa nói gì đến việc hiểu về họ. Chúng ta chỉ nhìn thấy và nghe nhắc đến.

Như thế chúng ta có công bằng hay không? Khi mà ai cũng muốn trở thành quan toà phán xét và kết tội người khác. Trong khi chúng ta thậm chí chưa hề mở một phiên toà cho chính mình, để tự hỏi mình đã đúng hay chưa?

Như trong vụ việc "60 phút mở" phát sóng về nội dung "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?" và "Người ta làm từ thiện vì ai". Buổi phát sóng đầu tiên khiến khán giả "sôi máu" lên vì một MC bị vùi dập bởi những quan điểm trái chiều, buổi phát sóng thứ hai thì gây lên một cuộc tranh cãi kịch liệt khi một trong những vị khách mời nói đại ý rằng, tặng quần áo ấm cho trẻ vùng cao sẽ mất đi bản sắc dân tộc.

À, nếu nói như thế thì sai rồi, ai cũng biết điều đó là sai rồi. Nhưng chẳng lẽ toàn bộ chương trình 60 phút ấy chúng ta chỉ chú ý mỗi điều đó? Thế những quan điểm tích cực đâu sao chúng ta không hoan nghênh và cổ vũ cho họ? Chúng ta thấy những người làm từ - thiện - một - cách - thực - sự họ có giận giữ không? Không hề, họ cũng thấy chương trình không cấm họ tiếp tục làm từ thiện, chỉ những người hời hợt bị chạm nọc mới nhảy dựng lên như thế.

Kỳ lạ là chúng ta lại thích những cái nghịch lý, những cái đi ngược với chuẩn mực hơn, nó đã thấm sâu vào ý nghĩ chúng ta rồi. Bởi chúng ta thích bới móc chỉ trích nhau hơn là động viên nhau nhiều lắm. Thậm chí chúng ta bỏ ngoài tai và không lắng nghe người trong cuộc nói gì. Như MC Phan Anh hay ca sĩ Thái Thuỳ Linh có nói, trước khi tham gia chương trình họ được hỏi về quan điểm đối với nội dung mà ban biên tập chương trình chuẩn bị và họ được dặn khi tham gia hãy giữ quan điểm đó, không kịch bản, không dàn dựng... Vậy chúng ta phải hiểu là những khách mời khác cũng tương tự, những người có cùng quan điểm được sắp xếp một "phe", và "phe" kia khác quan điểm sẽ được chất vấn trực tiếp. Người giữ cho mạch chương trình được thông suốt và không bị đi vào ngõ cụt chính là BTV Tạ Bích Loan, cô ấy sẽ phải kích để mỗi bên đưa ra quan điểm của mình để đi đến kết quả chung, và kết quả đó chính là mục đích của chương trình với từng nội dung hay vấn đề được thảo luận.

Vậy Tạ Bích Loan có lỗi không? Tôi thì thấy cô ấy chẳng có lỗi gì cả. Lỗi là ở chúng ta. Chúng ta thuộc về "chân lý đám đông", lười đào sâu suy nghĩ, lười tạo lên sự khác biệt. Và vô tình chúng ta bao che cho những hành động sai trái và vô đạo đức. Như trong câu chuyện từ thiện, chúng ta bao che cho một gã lạm dụng tình dục trẻ em trong một chuyến từ thiện, chúng ta bao che cho những hành động từ thiện thì ít vui chơi thì nhiều, chúng ta bao che cho cả những việc lấy việc từ thiện để PR cho sản phẩm hay hình ảnh cá nhân, chúng ta cũng bao che cả cho những tập đoàn lợi dụng việc từ thiện để phân phát những sản phẩm cận date (sắp hết hạn sử dụng)... Như thế, người ta từ thiện vì ai???

Đã đến lúc chúng ta phải khác đi, chúng ta phải tách khỏi đám đông và tạo ra sự khác biệt. Và tôi thấy chương trình "60 phút mở" và chị Tạ Bích Loan hay ấy chứ. Họ nhắc chúng ta phải sống một cách "tỉnh táo, có trách nhiệm và đừng im lặng". Chúng ta còn bất mãn điều gì hả "chân lý đám đông"?

Flyingdance

(Blog Phước Béo)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

tin mới du lịch cô tô tin mới thiết bị camera cửa lưới chống muỗi cửa lưới chống muỗi tự cuốn thi công nội thất thiết kế nội thất loa đám cưới nhà nghỉ cô tô âm thanh hội trường báo online phiếu giảm giá gai goi ha noi gai goi sai gon gai goi cao cap gai goi cao cap ha noi gái gọi trần duy hưng gái gọi mỹ đình gái gọi kim liên chùa bộc danh sách gái gọi gái gọi cao cấp hà nội gái gọi sài gòn gái gọi hà nội gái gọi hà nội